Thứ 3 - Chủ nhật 8:00 - 18:00

Thứ 2 nghỉ
77 Lý Nhân Tông
Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Trang chủ Kiến thức nha khoa Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

TRÁM BÍT H RÃNH

1/ Trám bít hố rãnh là gì?

  • Trám bít hố rãnh là dùng một lớp mỏng chất trám phủ lên bề mặt nhai của răng để bảo vệ răng. Trám thường được thực hiện ở răng cối nhỏ và răng cối lớn vĩnh viễn để ngăn ngừa sâu răng.
  • Theo các nghiên cứu thì phần lớn lỗ sâu ở trẻ dưới 15 tuổi phát triển ở mặt nhai của răng. Những bề mặt này thường có các rãnh tự nhiên gọi là hố và trũng, nơi dễ dàng mắc thức ăn. Mảng bám răng có thể tích tụ ở đó và khó bị loại bỏ kể cả chải răng kỹ. Nếu mảng bám này tồn tại lâu ở các rãnh này, lỗ sâu sẽ hình thành. Việc trám bít hố rãnh sẽ tạo ra bề mặt trơn láng, dễ dàng làm sạch với bàn chải đánh răng.
  • Tuy nhiên trám bít hố rãnh chỉ giúp bảo vệ mặt nhai, không có tác dụng đối với mặt tiếp xúc giữa các răng. Cho nên việc chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày vẫn rất quan trọng để tránh sâu răng ở những vị trí này.

2/ Chỉ định trám bít hố rãnh

  • Trẻ từ 6 – 14 tuổi, ở răng tiền cối và răng cối mới mọc
  • Trẻ với răng sữa có rãnh sâu
  • Người lớn vẫn có thể trám bít hố rãnh

3/ Các bước trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh sử dụng miếng trám trắng, không cần khoan hoặc khoan rất ít nên không cần gây tê và cũng không gây đau.

Các bước trám bít hố rãnh bao gồm:

  • Làm sạch bề mặt răng.
  • Nếu các rãnh có lỗ sâu nhỏ thì cần loại bỏ.
  • Đặt dung dịch acid (etching) lên bề mặt răng trong một vài giây, rửa sạch và lau khô
  • Bonding trên bề mặt răng.
  • Dùng chất lỏng màu trắng (composite lỏng) trám bề mặt hố rãnh và chiếu cứng bằng ánh sáng xanh.

4/ Tuổi thọ của miếng trám

Kéo dài trong khoảng 3 – 10 năm, phụ thuộc vào ý thức vệ sinh răng miệng và vật liệu trám.

Cần khám răng định kỳ để phát hiện miếng trám bị nứt vỡ và thay thế nếu cần thiết.

Bài viết liên quan